![](https://ssarch.vn/wp-content/uploads/2020/09/dich-vu-chong-tham-san-mai-be-tong-quan-9-01.jpg)
Mỗi năm khi mùa mưa đến, gia chủ đều nên tổng rà soát lại ngôi nhà của mình để phát hiện các hư hại, sửa chữa kịp thời, tránh khi lúc mưa gió đến gây huy hại cho các đồ vật trong gia đình và khó sửa chữa.
1) Mái nhà
Vào mùa mưa, mái nhà, sàn mái, sân thượng là phần bị ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất. Mái nhà bị dột, ngấm sẽ khiến cho nước mưa tràn vào gây bất tiện cũng như làm hỏng các đồ đạc trong nhà. Vì thế, việc kiểm tra, sửa sang mái nhà, chống thấm sàn mái sân thượng trước khi mùa mưa đến là điều vô cùng cần thiết.
Chúng ta cần kiểm tra lại các vị trí xuất hiện vết nứt, thấm mốc, đọng nước rồi tùy vào vật liệu mà có phương án xử lý phù hợp, nếu mái nhà là bê tông thì cần trét lại các vị trí lõm, nứt, và sử dụng các hóa chất chống thấm phù hợp, hoặc nếu khó xác định chính xác vị trí, bạn có thể quét lớp chống thấm trên diện rộng, thà dư còn hơn bỏ sót. Chú ý các hệ thống thoát nước như vị trí chặn rác, lỗi này thường rất hay gặp, rác lâu ngày ứ đọng, mưa lớn sẽ không thoát được và trào ngược lại vào nhà.
![](https://ssarch.vn/wp-content/uploads/2020/09/dich-vu-chong-tham-san-mai-be-tong-quan-9-01-1024x1024.jpg)
2) Tường bên ngoài nhà
Tường ngoài nhà sự cố thường xảy ra là bị thấm, nguyên nhân có thể do nứt tường, nứt lớp sơn bao phủ, hoặc lớp vữa hồ, hoặc khe hở giữa 2 nhà sát nhau không được bịt kín lâu ngày cũng sẽ bị thấm ố. Do đó giải pháp cho vấn đề này là ngay từ đầu cần được thi công một cách cẩn thận và kiểm soát thật kỹ. Còn giải pháp tức thời có thể sửa chữa bằng cách trám trét hoặc sơn chống thấm lại các vết nứt bên ngoài (nếu có thể đứng thi công được).
Đối với khe hở giữa hai nhà, chúng ta có thể sử dụng các vật liệu như mái tôn hay xây bít lại khe và quét lớp chống thấm bên trên.
![](https://ssarch.vn/wp-content/uploads/2020/09/chong-tham-tuong-hieu-qua-cho-mua-mua-1024x1024.png)
3) Cửa sổ
Dù là nhà phố hay chung cư bạn cũng cần lưu ý những vị trí này, vì đây là sự ráp nối giữa hai vật liệu khác tính chất nhau, đó là hồ vữa xi măng và nhôm kính (hoặc cửa nhựa lõi thép). Khi thi công gắn cửa xong thì nhà thầu thi công thường bắn silicon chèn các khe tiếp giáp này, khi sử dụng một thời gian qua nhiều mưa nắng sẽ bị nứt và bong tróc nên nước mưa thấm vào là không thể tránh khỏi. Do đó cần kiểm tra, nếu hư hại cần gỡ bỏ và bắn lại silicon mới.
![](https://ssarch.vn/wp-content/uploads/2020/09/chong-tham-cua-so-1024x1024.jpg)
4) Hệ thống thoát nước
Đối với hệ thống thoát nước, gia chủ không chỉ kiểm tra cả trong và ngoài nhà. Trong nhà là các đường ống thoát nước, lỗ thoát nước, hộp chắn rác xem có nghẹt không. Đối với ngoài nhà gia chủ cần kiểm tra lại hệ thống mương, cống rãnh xung quanh nhà để khơi thông giúp nước mưa được rút đi một cách nhanh chóng khi lượng mưa quá nhiều.
![](https://ssarch.vn/wp-content/uploads/2020/09/tieu-chuan-thoat-nuoc-mua-tren-mai-8-1-1024x1024.jpg)
5) Thiết bị điện
Đây là yếu tố quan trọng khi lượng mưa kéo dài có thể gây ẩm thấp và mất an toàn trong sinh hoạt và sử dụng. Kiểm tra lại các vị trí ổ cắm, công tắc, các vị trí bị thấm gần ổ cắm công tắc xem có rò rỉ điện hay không, các dây điện có bị hư hỏng hay bị đứt do chuột, côn trùng cắn hay không để thay thế trước khi mùa mưa đến.
![](https://ssarch.vn/wp-content/uploads/2020/09/tuong-nha-bi-moc-mua-mua-chong-tham-tuong-nha-1-1024x1024.jpg)
0 comments